bunvisinh blog

bunvisinh.hatenablog là điểm đến cho các khách hàng quan tâm về dịch vụ xử lý chất thải, bùn thải, cung cấp bùn vi sinh, nạo vét hố ga

Kiến thức dịch vụ vệ sinh môi trường moitruongmiennam

moitruongmiennam là đơn vị có rất nhiều lợi thế và nổi tiếng trong dịch vụ môi trường như xử lý chất thải, bùn thải, cung cấp bùn vi sinh, cải tạo hệ thống nước thải, nạo vét hố ga mà nhiều người tìm kiếm và sử dụng

http://moitruongmiennam.org/

moitruongmiennam là địa chỉ uy tín chuyên hỗ trợ mọi khách hàng có nhu cầu tìm hiểu dịch vụ về vệ sinh môi trường như xử lý chất thải, bùn thải, cung cấp bùn vi sinh, nạo vét hố ga trong thời gian hiện nay

https://www.scoop.it/topic/moitruong-miennam/p/4119601267/2020/07/02/cong-ty-tu-van-dich-vu-moi-truong-chuyen-nghiep-uy-tin

moitruongmiennam là nơi cập nhật mới nhất các dịch vụ vệ sinh môi trường như xử lý chất thải, bùn thải, cung cấp bùn vi sinh, nạo vét hố ga cho khách hàng có nhu cầu cần thiết và quan tâm đến chúng

https://gab.com/leo0na555/posts/104719558783767778

Cách xử lý mùi hôi hố ga

Bỗng dưng một ngày đẹp trời bạn bước vào nhà vệ sinh và bùm, mùi hôi nồng nặc ở bên trong phả vào mặt bạn. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bốc mùi hôi thối trong nhà vệ sinh trong đó có hố ga.

Vậy tại sao hố ga lại là tác nhân gây ra mùi trong gia đình bạn, cách xử lý mùi hôi hố ga như thế nào cho đúng? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết này.

Hố ga là gì?

Hố ga là một cái hố nằm ở dưới đường cống, nước thải sẽ chảy vào hố ga này trước khi đi tiếp qua đoạn ống dẫn mới. Hố ga thường có nắp đậy để tiện cho việc nạo vét cũng như vệ sinh môi trường.

f:id:leo0na555:20200804160640j:plain

Hố ga là một cái hố nằm ở dưới đường cống

Khi nước thải chảy vào hố ga, những phần chất thải rắn sẽ đọng lại và chỉ còn nước chảy tiếp trong đường ống. Đây cũng chính là tác dụng chính của hố ga, giúp giảm thiểu tình trạng đường ống bị tắc.
Đường ống dẫn nước thải càng dài thì càng cần nhiều hố ga. Một số tác dụng khác của hố ga như sau:
- Thu nước
- Vệ sinh đường ống
- Thay đổi dòng chảy đường ống
Hố ga thường thấy ở ngoài đường trên đường cống thoát nước, trong xí nghiệp người ta cũng lắp các hố ga trên đoạn ống dẫn nước thải. Hộ gia đình cũng có hố ga bên cạnh hầm rút, tùy vào thiết kế của ngôi nhà có cần một hố ga để lắng cặn hay không.

Nguyên nhân dẫn tới hố ga bốc mùi

Hố ga chứa các chất cặn bẩn từ nước thải sinh hoạt của chúng ta do đó chúng thường sinh ra khí có mùi hôi khó chịu. Những khí này thường được thoát ra bởi một chiếc ống dẫn được thiết kế với mục đích đó. Khi đường ống này bị tắc, mùi hôi không còn chỗ thoát ra nên nó sẽ bay ngược lại vào trong đường ống và tìm tới lỗ thoát nước của phòng vệ sinh.
Trường hợp khác là trong hố ga không có nước. Thường nước sẽ giúp các chất bẩn này không sản sinh mùi nhiều. Nhưng những ngày hè, nếu hố ga nhà bạn bị nắng nóng chiếu vào thì lượng nước bên trong bị bốc hơi hết, chỉ còn chất bẩn lúc này mùi hôi sẽ nhiều và bốc ngược vào nhà bạn.
Không nạo vét thường xuyên hố ga cũng là nguyên nhân chính dẫn tới việc mùi hôi trở nên ngày càng trầm trọng hơn. Lúc này bạn cần tới các giải pháp khử mùi cho tình trạng này rồi.
Cách xử lý mùi hôi hố ga hiệu quả
Nạo vét thường xuyên hố ga, có nhiều hộ gia đình không quan tâm tới vấn đề này nhưng việc không nạo vét khiến hố ga bị đầy và không còn tác dụng nữa. Hãy nạo vét thường xuyên 3 tháng 1 lần hoặc nửa năm một lần để đảm bảo hố ga được vận hành tốt.

f:id:leo0na555:20200804160736j:plain

Cách xử lý mùi hôi hố ga hiệu quả

Làm xi phông cho lỗ thoát nước trên sàn nhà vệ sinh, nguyên lý hoạt động và thiết kế của nó cũng giống như lavabo và toilet. Chúng giúp cho việc mùi hôi không thể thoát lên sàn nhà vệ sinh vì luôn có một lượng nước bịt đường ống.

Kiểm tra ống thoát khí hầm ga, nếu chúng bị tắc lại thì hãy thông nó. Trong trường hợp bạn chưa biết nguyên nhân để thực hiện việc xử lý thì có thể sử dụng biện pháp tạm thời là sử dụng lưới khử mùi Wave Fresher đặt trên miệng cống trong nhà vệ sinh. Bạn có thể đặt hằng sản phẩm này trên moitruongdeal.vn. Khi sử dụng miếng lót khử mùi này, chúng sẽ xử lý mọi mùi hôi bốc lên từ cống và tạo hương thơm dịu nhẹ dễ chịu trong nhà vệ sinh của bạn.
Hy vọng với những kiến thức trên bạn sẽ tìm được cách xử lý mùi hố ga cho gia đình mình. Chúc các bạn thành công!

Bùn Vi Sinh Hoạt Tính Là Gì ?

Qua nghiên cứu và kinh nghiệm, chúng tôi thấy sử dụng vi sinh trong xử lý nước thải hiệu quả xử lý cao và chi phí nuôi thấp hơn nhiều so với dùng hóa chất. Sau đây chúng tôi sẽ làm rõ về bùn hoạt tính – vi sinh trong xử lý nước thải.

Bùn vi sinh hoạt tính là gì?
 Bùn vi sinh hoạt tính là bùn sinh ra từ các hệ thống xử lý nước thải theo phương pháp sinh học. Trong bùn sinhh học có chứa các chủng vi sinh có lợi trong các công trình xử lý nước thải. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm chất dinh dưỡng, vì thể sẽ loại bỏ các chất hữu cơ độc hại ra khỏi nguồn nước.     

f:id:leo0na555:20200804153910j:plain

Bùn vi sinh hoạt tính

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc nuôi cấy cung cấp bùn vi sinh cho các hệ thống xử lý nước thải, chúng tôi thấy việc sử dụng bùn vi sinh trong xử lý nước thải cho hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí xử lý hơn so với khi ta sử dụng hóa chất.Vi sinh có ứng dụng như thế nào trong xử lý nước thải

bùn vi sinh là những quần thể sinh vật, vi sinh vật bao gồm: vi khuẩn, nấm, Protozoa, tích trùng và các loại động vật không xương, động vật bậc cao khác (giun, dòi, bọ). Bùn có dạng bóng, màu nâu xám.     Vai trò cơ bản trong quá trình làm sạch nước thải của bùn hoạt tính là vi khuẩn có thể chia làm 8 nhóm sau:        1. Alkaligenes – Achromobacter        2. Pseudomonas        3. Enterobacteriaceae        4. Athrobacter baccillus        5. Cytophaga – Flavobacterium        6. Pseudomonas – Vibrio aeromonas        7. Achrobacter        8. Hỗn hợp các vi khuẩn khác; Ecoli, Micrococus     

Nguồn dinh dưỡng cho những vi sinh vật, sinh vật là những chất bẩn hữu cơ. So với ở sông, hồ tự nhiên, thì quần thể trong bể bùn hoạt tính không đa dạng bằng; cụ thể là: hoàn toàn không có tảo, giun, bọ và các loại hạ đẳng thì nghèo hơn. Riêng về quần thể vi sinh vật thì bùn hoạt tính rất đa dạng.   

Vi khuẩn là những nhóm vi sinh vật quan trọng nhất trong việc phân hủy các hợp chất hữu cơ và là thành phần cấu tạo chủ yếu của bùn hoạt tính. Bản chất của hợp chất hữu cơ trong nước thải sẽ xác định loại vi khuẩn nào là chủ đạo.Nước thải chứa protein sẽ kích thích các loài Alcaligenes, Flavobacterrium và Bacilus phát triển.Trong khi đó, nếu nước thải chứa hydrat cacbon hoặc cacbua hydro thì kích thích Pseudomonas.Có thời kì người ta cho rằng, bùn hoạt tính tạo nên do vi khuẩn và Zoogloea ramigen.

Nhưng sau, người ta chỉ rằng tất cả các loài vi khuẩn đóng vai trò chính, còn Zoogloea Ramigera đóng vai trò chính, còn Zoogloea Ramogera đóng vai trò phụ đối với thành phần bùn hoạt tính.Nấm thường được coi là không mong muốn tồn tại trong bùn hoạt tính. Nhưng đôi khi ở điều kiện nhất định vẫn thấy có nấm tồn tại. Nếu nước thải chứa hydrocacbon, với nồng độ cao, hoặc có chất hữu cơ lạ, pH thấp, thiếu chất dinh dưỡng thì sẽ kích thích nấm phát triển.

f:id:leo0na555:20200804154020j:plain

cung cấp bùn vi sinh

Đa số loài nấm có xu hướng tạo dạng chỉ và ngăn cản việc tạo bông và làm bùn khó lắng. Một vài loại nước thải công nghiệp tạo nấm không phải như Fusarium, là loại nấm tạo bùn có khả năng lắng bình thường.Protozoa chỉ đóng vai trò gián tiếp trong việc ổn định – phân hủy chất hữu cơ mà thôi.

Khi nồng độ chất hũu cơ thấp tạo điều kiện cho động vật nguyên sinh phát triển và chiếm chủ đạo trong bùn hoạt tính. Khi nhiều quần thể vi khuẩn bơi tự do sẽ kích thích Ciliates bơi tự do. Khi quần thể vi khuẩn trở nên nghèo, Ciliates bơi tự do lại nhường chỗ cho Ciliates tiêm mao phát triển.

Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học

 

Biết cách xử lý chất thải nguy hại là bắt buộc đối với người dân và chủ doanh nghiệp. Chất thải nguy hại có thể gây hại cho con người, động vật và môi trường. Chúng có thể được tìm thấy ở dạng chất rắn, chất lỏng, khí hoặc bùn. Nhiều luật đã biến việc xử lý chất thải nguy hại trở thành một quy trình dễ dàng. Không có lý do để gây ô nhiễm.
Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học là sử dụng vi sinh vật. Để phân hủy và biến đổi chất hữu cơ trong chất thải nguy hại nhằm giảm các nguy cơ của nó đối với môi trường. Trong quản lý chất thải nguy hại, việc xử lý chất hữu cơ nguy hại có thể thực hiện được. Nếu sử dụng đúng loài vi sinh vật và kiểm soát quá trình hợp lý.

f:id:leo0na555:20200804140022p:plain

Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học


Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh học bao gồm:
– Nguồn năng lượng và nguồn cơ chất: nguồn năng lượng có thể là ánh sáng, phản ứng oxy hóa khử của chất vô cơ và chất hữu cơ. Còn nguồn carbon (cơ chất) có thể là CO2 và chất hữu cơ.
– Quá trình enzyme
– Tính có thể phân hủy sinh học của cơ chất
– Tính ức chế và độc tính của cơ chất đối với vi sinh vật
– Cộng đồng vi sinh vật Trong xử lý sinh học, việc kiểm soát và duy trì lượng vi sinh vật. Là rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xử lý.

Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học
Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học cần phải kiểm soát bao gồm:
– Chất nhận điện tử
– Độ ẩm
– Nhiệt độ
– pH
– Tổng chất rắn hòa tan (< 40.000 mg/L)
– Chất dinh dưỡng
– Loại bể
– Nguồn carbon Các loại hệ thống xử lý
Các hệ thống xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học có thể chia thành các loại sau
– Các hệ thống thông thường: bùn lơ lửng, hiếu khí, kỵ khí – Xử lý tại nguồn: dùng xử lý nước ngầm và đất ô nhiễm
– Xử lý bùn lỏng: dùng xử lý bùn với hàm lượng cặn từ 5-50%
– Xử lý dạng rắn: xử lý bùn và chất rắn có độ ẩm thấp. Các hệ thống thông thường: tương tự như lý thuyết đã đề cập trong giáo trình xử lý nước thải.
Tuy nhiên cần chú ý trong hệ thống này, việc tiền xử lý bằng các phương pháp hóa học và hóa lý chiếm vai trò hết sức quan trọng trong việc khử độc tính của chất thải. Và lượng bùn dư sinh ra từ quá trình cần phải kiểm soát và xử lý chặt chẽ.

f:id:leo0na555:20200804140050j:plain

Xử lý chất thải phương pháp sinh học


Xử lý chất thải nguy hại tại nguồn:

Sơ đồ xử lý tại nguồn sử dụng giếng đào
Như đã đề cập trong Chương 5, chất ô nhiễm trong môi trường đất tồn tại ở ba dạng: tự do, hấp phụ hay liên kết với đất và hòa tan. Trong kỹ thuật này về cơ bản cũng dựa trên khả năng phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật, tuy nhiên có một số thay đổi trong kỹ thuật.

Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học
Sơ đồ hệ thống xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học tại nguồn như sau
Trong kỹ thuật này, yếu tố giới hạn của quá trình là vấn đề cung cấp oxy. Nếu sử dụng oxy sẵn có (bằng các con đường khuếch tán) thì thời gian cần xử lý có thể kéo dài đến hàng trăm năm vì vậy trong các hệ thống này, oxygen thường được cung cấp thêm vào. Trong các hệ thống này, hydrogen peroxide cũng được đưa vào với hai mục đích
– Cung cấp oxy cho vi sinh vật qua phản ứng phân hủy 2H2O2 ( 2H2O + O2
– Oxy hóa chất hữu cơ khó phân hủy Hàm lượng H2O2 trong nước bơm vào đất khoảng 100
– 500 mg/L để tránh ảnh hưởng độc tính của hydrogen peroxide lên vi sinh vật (hydrogen peroxide có nồng độ trong nước vào > 1000 mg/L sẽ gây độc với vi sinh vật).
Để vi sinh vật có thể thích nghi dần với hydrogen peroxide. Tại thời điểm ban đầu nồng độ hydrogen peroxide trong nước bơm vào là 50 mg/L. Sau đó nồng độ sẽ được tăng dần đến mức giá trị như trên.
Trong xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học tại nguồn. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng các đặc tính vùng ô nhiễm, tính chất của chất ô nhiễm. Vi sinh vật của vùng đất ô nhiễm có tính quyết định rất nhiều đến thành công của quá trình.
Nhìn chung khi quyết định việc xử lý tại nguồn cần tuân thủ năm bước phân tích như sau
1. Nghiên cứu mức độ ô nhiễm và chế độ dòng chảy của tầng nước ngầm tại khu vực ô nhiễm
2. Đánh giá tính khả thi
3. Nghiên cứu chi tiết các đặc tính của vùng đất bị ô nhiễm (độ xốp, độ ẩm, độ thông thoáng của đất..)
4. Phân tích các thông số lý-hóa để phân biệt quá trình sinh học là vô tính hay hữu tính
5. Đánh giá sinh học để xác định hiệu quả của quá trình.

f:id:leo0na555:20200804140127j:plain

Xử lý chất thải rắn phương pháp sinh học


Xử lý bùn lỏng bằng phương pháp sinh học
Phương pháp này chất thải (bùn, chất thải rắn, đất ô nhiễm) được đảo trộn với nước trong thiết bị trộn để tạo dạng sệt. Trong phương pháp xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học này. Việc khuấy trộn không những làm đồng nhất khối chất thải nguy hại mà còn có các tác dụng đẩy nhanh một số quá trình như sau
– Phá vỡ các hạt (giảm kích thước của khối chất rắn)
– Góp phần làm tăng quá trình giải hấp
– Tăng cường khả năng tiếp xúc giữa vi sinh vật và chất ô nhiễm
– Tăng cường thông khí – Giúp cho quá trình bay hơi của chất ô nhiễm nhanh hơn

Sơ đồ hệ thống xử lý dạng sệt áp dụng xử lý đất ô nhiễm
Hiệu quả của quá trình xử lý chất thải nguy hại phụ thuộc vào các yếu tố sau
– Quá trình xử lý sơ bộ: quá trình với mục đích làm gia tăng hiệu quả giải hấp và giảm năng lượng sử dụng
– Quá trình giải hấp
– Nồng độ của chất rắn trong bể phản ứng: hàm lượng chất rắn có thể thay đổi 5- 50% (theo trọng lượng khô), để duy trì hàm lượng lơ lửng 30-40%.
– Thiết kế thiết bị khuấy trộn
– Thời gian lưu.
Xử lý chất thải nguy hại dạng rắn bằng phương pháp sinh học:
Là kỹ thuật được dùng để xử lý bùn thải, chất thải rắn nguy hại. Hay đất ô nhiễm có hàm lượng ẩm thấp hay khô hoàn toàn bằng phương pháp sinh học.
Kỹ thuật xử lý bằng phương pháp này được chia thành 3 loại chính như sau:
– Sử dụng đất như là một bể phản ứng: kỹ thuật này lợi dụng bản chất lý-hóa và các hệ vi sinh vật trong đất để xử lý chất thải. Trong kỹ thuật này, chất thải sẽ được trộn với đất bề mặt theo lượng được kiểm soát chặt chẽ.

– Composting: phương pháp này sử dụng vi sinh vật phân hủy chất thải hữu cơ thành mùn hữu cơ

Quá trình composting chất thải dạng chất đống
– Heaping: là quá trình áp dụng kết hợp cả hai quá trình trên để xử lý chất thải.

Quá trình composting chất thải trong bể phản ứng kín
Thuyết minh quy trình xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học:
Ở mỗi đợt thu gom xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp sinh học. Phòng Kinh Doanh (PKD) sẽ thông báo và cung cấp đầy đủ các thông tin trong hợp đồng thu gom xử lý chất thải nguy hại cho Đội thu gom vận chuyển (ĐTGVC).
Bên cạnh đó nhân viên giám sát cũng sẽ thông báo cho khách hàng được biết để thực hiện công tác giao nhận chất thải nguy hại. Đội trưởng đội thu gom vận chuyển chất thải nguy hại sẽ bố trí phương tiện nhân công. Tài xế sẽ kiểm tra dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo phương tiện được an toàn trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại.

Xử lý chất thải bằng phương pháp chôn lấp

Trong các dạng chất thải thì rác là hiểm họa của môi trường, nhưng rác cũng là vàng nếu chúng ta biết tận dụng, khai thác và tái sử dụng.

Trên thực tế, nhiều công ty môi trường trên thế giới đã và đang thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ rác. Còn tại nước ta, việc xử lý rác thải chỉ mới dừng ở biện pháp chôn lấp được coi là một trong những biện pháp xử lý thô sơ nhất.

f:id:leo0na555:20200804133546p:plain

Xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp



Trong thời gian qua, có công ty xử lý rác thải tại TPHCM đã xây dựng nhà máy tái chế rác thải thành phân compost, nhưng do thành phần rác thải chưa được phân loại đạt yêu cầu nên vẫn phải áp dụng phương pháp xử lý thô sơ là chôn lấp. Điều này đã khiến cho quỹ đất dành cho xử lý chôn lấp rác thải ngày càng lớn, hiện đã lên đến hàng trăm hécta và chắc chắn con số này sẽ còn tăng nhiều hơn trong tương lai. Không chỉ vậy, việc chôn lấp rác sẽ làm phát sinh nước rỉ rác. Đây là nguồn nước thải vô cùng độc hại cho môi trường nếu không được xử lý tốt.

f:id:leo0na555:20200804133615j:plain

Xử lý chất thải bằng phương pháp chôn lấp


Ngoài ra những hệ thống xử lý rác thải được đầu tư quy mô công nghiệp, hiện đại, vẫn còn tồn tại những công nghệ chỉ được đầu tư tạm thời nên đã và đang bộc lộ nhiều bất ổn như không đảm bảo ổn định chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn yêu cầu. Thậm chí, với những hệ thống xử lý nước thải được đầu tư bài bản, trong trường hợp sự cố như mưa thiên tai, chất lượng nước thải sau xử lý cũng khó đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép. Hơn nữa, chi phí để xử lý nguồn nước này rất lớn và là gánh nặng cho ngân sách thành phố.

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI BẰNG PHƯƠNG PHÁP THIÊU ĐỐT

Chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động hàng ngày và trong quá trình sản xuất ngoài việc được quản lý nghiêm từ khi mới phát sinh, trong quá trình vận chuyển và được xử lý triệt để theo đúng luật Môi trường. Các chất thải nguy hại xử lý bằng phương pháp thiêu đốt

f:id:leo0na555:20200804125941j:plain

chất thải nguy hại xử lý bằng phương pháp thiêu đốt


Hệ thống lò đốt gồm 2 lò đốt: công suất: 750kg/giờ và 500kg/giờ.
Chức năng: Đốt thiêu hủy các loại chất thải không có khả năng tái sử dụng.
Hệ thống lò đốt được thiết kế hiện đại gồm hai cấp.
Chất thải nguy hại được thu gom từ các chủ nguồn thải sẽ được vận chuyển về trạm xử lý chất thải nguy hại và được phân loại, chuyển vào khu vực chờ đốt. Sau đó tùy từng loại được đổ vào phểu nạp để chuyển rác vào buồng đốt.

 

f:id:leo0na555:20200804130023j:plain

chất thải xử lý bằng phương pháp thiêu đốt

Ưu điểm:
Diện tích xây dựng các lò đốt thường nhỏ hơn các bãi chôn lấp.
Đốt cháy hay tiêu hủy được các vi sinh vật gây bệnh, các chất ô nhiễm và thể tích chất thải rắn cũng giảm đi đáng kể, thường là 70-90%.
Xử lý trong thời gian ngắn.
Quá trình thiêu đốt không sinh ra CH4, như các bãi chông lấp, là yếu tố gây ra hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu.
Đối với các lò đốt có công suất lớn, nhiệt sinh ra có thể dùng cho các mục đích khác.
Thiêu đốt là phương pháp tốt nhất để xử lý các chất thải độc hại như: dung môi hữu cơ, chất thải rắn y tế.

Xử lý chất thải trong chăn nuôi heo

Với sự phát triển chăn nuôi heo trên địa bàn Bình Phước theo hướng trang trại công nghiệp và bán công nghiệp như hiện nay, việc xử lý nước thải sau chăn nuôi heo là vấn đề cần phải lưu ý và quan tâm.

Vì nước thải trong chăn nuôi heo thường có mùi hôi thối, các chất tạo mùi thường có sẵn trong nước hoặc do vi sinh vật tạo thành từ các chất hữu cơ, nước thải càng thiếu oxy thì các chất tạo mùi được hình thành càng nhiều.

f:id:leo0na555:20200803192103j:plain

xu-ly-chat-thai-chan-nuoi-heo

Nước thải trong chăn nuôi heo
Nước thải trong chăn nuôi heo bao gồm nước tắm rửa, vệ sinh chuồng trại gia súc, máng ăn, máng uống… là loại nước gây ô nhiễm nặng nhất vì nó có chứa các chất vô cơ, hữu cơ, khoáng chất…

Hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải chăn nuôi heo chiếm khoảng 70 - 80%, bao gồm: Protein, lipid, hydrocacbon và các dẫn xuất như cellulose, acid amin. Hàm lượng các chất vô cơ chiếm từ 20 - 30%, bao gồm: đất, cát, bụi muối phosphate, muối nitrat, ion Cl-, SO42-, PO43-…

Ngoài ra, nước thải trong chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật. Các vi sinh vật này là những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, chúng bao gồm các nhóm: vi khuẩn điển hình như: E.coli, Streptococcus sp, Salmonella sp, Shigenla sp, Proteus, Clostridium sp…đây là các vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, kiết lỵ. Các loại virus có thể tìm thấy trong nước thải như: corona virus, poio virus, aphtovirurrus… và ký sinh trùng trong nước gồm các loại trứng và ấu trùng, ký sinh trùng đều được thải qua phân, nước tiểu và dễ dàng hòa nhập vào nguồn nước.
Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo, nếu không có biện pháp thu gom và xử lý chất thải chăn nuôi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch bệnh tai xanh ở heo có thể lây lan nhanh chóng và có thể cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.

f:id:leo0na555:20200804111444j:plain

xu-ly-chat-thai-chan-nuoi

 

Các bể lắng nước thải sau khi qua công nghệ xử lý.
Công nghệ xử lý thải sau chăn nuôi hiện nay có rất nhiều phương pháp như: phương pháp lý học, hóa học, sinh học. Theo các nhà khoa học, việc xử lý chất thải sau chăn nuôi theo phương pháp sinh học là hiệu quả nhất, cụ thể xử lý thải bằng công nghệ sinh học lên men yếm khí (Biogas), nồng độ chất thải sau xử lý thấp, hiệu quả xử lý chất thải lên đến 90%, khí biogas sinh ra trong quá trình lên men, được thu hồi và sử dụng chạy máy phát điện.

Ngoài ra, xử lý yếm khí (biogas) để chuyển chất thải hữu cơ thành gas sinh học: ngăn chặn ô nhiễm môi trường, tiêu diệt mầm bệnh chăn nuôi trang trại, giải quyết môi trường: nước thải sạch đạt chuẩn loại B, không có mùi hôi, giảm mầm bệnh, khí đối tạo ra tối đa tạo năng lượng (khí đốt, điện…).
Xử lý thải sau chăn nuôi heo sẽ đem lại rất nhiều lợi ích như: hạn chế dịch bệnh, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi heo ổn định, bền vững. Ngoài ra, xử lý chất thải sau chăn nuôi tốt, đạt chuẩn theo quy định sẽ góp phần phát triển môi trường “xanh - sạch - đẹp”, bảo vệ sức khỏe cho người chăn nuôi cũng như cộng đồng xã hội./.